HEINEKEN Việt Nam: Phát triển bền vững với mô hình kinh tế tuần hoàn

Tiếp nối câu chuyện thành công của HEINEKEN Việt Nam tại Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững (NCSD) 2019 gần đây tại Hà Nội, ông Jacco van der Linden – Tổng Giám đốc Điều hành, HEINEKEN Việt Nam, đã chia sẻ về mô hình kinh tế tuần hoàn mà Công ty đang áp dụng cũng như những lợi ích mà mô hình này mang lại.

Được biết ông là tân Tổng Giám đốc Điều hành tại HEINEKEN Việt Nam, ông có thể chia sẻ cảm nghĩ của mình về những thành tựu phát triển bền vững mà Công ty đã đạt được?

Mới gia nhập đội ngũ HEINEKEN Việt Nam trong thời gian gần đây, song tôi rất tự hào về những cam kết của chúng tôi trong việc thực hiện chương trình nghị sự Phát triển bền vững tại Việt Nam. Tôi rất vui mừng khi được đồng hành và dẫn dắt một công ty không ngừng kiến tạo những giá trị bền vững cho con người, hành tinh và sự thịnh vượng tại Việt Nam.


Hiện nay, 4 trên 6 nhà máy bia của HEINEKEN Việt Nam sử dụng nhiệt năng
từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, không phát thải các-bon 

Phát triển bền vững luôn là trọng tâm cốt lõi trong mọi hoạt động của HEINEKEN Việt Nam, vì vậy chúng tôi đã áp dụng các yếu tố của mô hình kinh tế tuần hoàn ngay từ những ngày đầu hoạt động. Thực tiễn áp dụng các sáng kiến tại HEINEKEN Việt Nam cho thấy mô hình này không chỉ giúp giảm phát thải mà còn tạo ra giá trị cho xã hội.

Ví dụ: Tiến tới mục tiêu không rác thải cần chôn lấp, chúng tôi đã tái sử dụng hoặc tái chế gần như toàn bộ (khoảng 99%) phế thải và phụ phẩm của quá trình sản xuất. Bã hèm và men thừa đều được tái sử dụng làm phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi; các nguyên vật liệu khác như thủy tinh, bìa các-tông, nhôm, nhựa và giấy đều được tái sử dụng hoặc tái chế. Chúng tôi cũng xử lý 100% nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn loại A trước khi trả về môi trường một cách an toàn, sử dụng cho mục đích tưới cây và làm vệ sinh tại các nhà máy.


Ông Jacco van der Linden - Tổng Giám đốc Điều hành, HEINEKEN Việt Nam

Đặc biệt, hầu hết các nhà máy bia của HEINEKEN Việt Nam đều sử dụng nhiệt năng từ nhiên liệu sinh khối, không phát thải các-bon. Chúng tôi hướng đến mục tiêu giảm thiểu tác động đến môi trường, không chỉ trong sản xuất mà còn thông qua việc tối ưu hóa hoạt động kho vận. Bằng việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, HEINEKEN Việt Nam đã giảm 2.500 tấn phát thải CO2 chỉ riêng trong khâu kho vận trong năm 2018.

Một dự án khác mà tôi rất lấy làm tự hào chính là sáng kiến ​​Tái chế nắp chai bia Tiger – một minh chứng rõ nét cho những lợi ích mà kinh tế tuần hoàn có thể mang lại cho xã hội. Thông qua việc thu gom nắp chai bia và tái chế thành vật liệu sắt để xây cầu hỗ trợ cộng đồng, sáng kiến này đã thúc đẩy tái chế và giảm rác thải; cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cộng đồng; đồng thời nâng cao hình ảnh của nhãn hiệu bia Tiger với tinh thần đánh thức bản lĩnh, hành động sáng tạo để hỗ trợ cộng đồng. Đến nay dự án đã xây được hai cây cầu từ nguyên liệu nắp chai bia tái chế ở tỉnh Tiền Giang và An Giang, và cây cầu thứ ba tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2020.

Tại NCSD 2019, HEINEKEN Việt Nam đã chia sẻ về những lợi ích của mô hình kinh tế tuần hoàn. Theo ông, đâu là giá trị lớn nhất mà mô hình này mang lại cho các bên liên quan ở Việt Nam?

Nền kinh tế tuần hoàn chính là một giải pháp thay thế bền vững cho mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, nơi các nhà sản xuất khai thác tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, sau đó phế thải bị đưa đi chôn lấp thậm chí là thải ra môi trường tự nhiên.

Trong khi đó, nền kinh tế tuần hoàn tập trung vào việc tái sử dụng và tái chế nhằm tối đa hóa vòng đời của tất cả các tài nguyên được đưa vào sử dụng. Điều này sẽ giúp bảo vệ môi trường thông qua việc giảm sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp. Đồng thời, nền kinh tế tuần hoàn cũng giúp mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhờ nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí.

Qua thực tiễn áp dụng tại HEINEKEN Việt Nam, từ việc hướng tới không rác thải cần chôn lấp, xử lý nước thải an toàn tới sử dụng năng lượng sinh khối, có thể thấy mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường, xã hội mà còn hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh. Bằng việc áp dụng mô hình này, các doanh nghiệp có thể chung tay hiện thực hóa Chương trình nghị sự Quốc gia về Phát triển bền vững tới năm 2030 tại Việt Nam.


Hồ cá sử dụng nước thải sau khi xử lý tại Nhà máy bia HEINEKEN Việt Nam

Có thể thấy HEINEKEN Việt Nam đang dẫn đầu việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam với mô hình kinh tế tuần hoàn. Ông có thể chia sẻ những thách thức tiềm ẩn mà cộng đồng doanh nghiệp có thể đối mặt khi áp dụng mô hình nền kinh tế tuần hoàn? Ông có lời khuyên nào cho các doanh nghiệp nhằm hạn chế những thách thức nói trên?

Mặc dù khái niệm nền kinh tế tuần hoàn đã bắt đầu trở nên phổ biến ở Việt Nam, việc ứng dụng mô hình vào thực tiễn vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một khi họ ít có cơ hội tìm hiểu những sáng kiến thực tiễn, thì sẽ càng khó áp dụng mô hình này; đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp còn có quan niệm chưa chính xác rằng phát triển bền vững luôn làm phát sinh thêm thay vì tiết kiệm chi phí.

Thực tiễn áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại HEINEKEN Việt Nam đã chứng minh điều ngược lại. Có thể kể đến sáng kiến sử dụng năng lượng sinh khối để nấu bia đã giúp tiết kiệm chi phí mà không tốn thêm ngân sách đầu tư. Kể cả khi doanh nghiệp cần đầu tư vốn ban đầu, thì cũng sẽ nhanh chóng thu hồi lại nhờ định giá hiệu quả hoặc tiết kiệm được chi phí trong suốt thời gian thực hiện.


Cây cầu thứ hai được bia Tiger xây dựng từ nắp chai tái chế mới được khánh thành tại tỉnh An Giang

Vì vậy, chúng tôi luôn chủ trương khuyến khích các đối tác và cộng đồng doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Các doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng việc phân tích tất cả các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm, tìm cách vận hành hiệu quả - bao gồm giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên, tái sử dụng các sản phẩm, nguyên liệu, và đặc biệt là cân nhắc điểm kết thúc của sản phẩm hoặc bao bì ngay từ giai đoạn thiết kế ban đầu.

Được biết HEINEKEN Việt Nam đã được vinh danh là Doanh nghiệp Bền Vững nhất Việt Nam (lĩnh vực sản xuất) trong hai năm liên tiếp 2017 và 2018. Ông có thể chia sẻ chiến lược phát triển bền vững của Công ty trong thời gian tới?

Những người tiền nhiệm của tôi đã hoàn thành một sứ mệnh tuyệt vời là xây dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong suốt 28 năm qua. Tôi rất vui mừng khi được làm việc với một tập thể nhân viên đầy nhiệt huyết và luôn chú trọng phát triển bền vững cả trong công việc cũng như đời sống thường nhật. Và tôi tin rằng chúng ta có thể cùng nhau tiếp tục hành trình kiến tạo những giá trị cho con người, hành tinh và sự thịnh vượng vì một Việt Nam tốt đẹp hơn.

Kinh tế tuần hoàn hiện là trọng tâm cốt lõi trong chiến lược bền vững của HEINEKEN Việt Nam, song chúng tôi vẫn không ngừng học hỏi và hoàn thiện hơn nữa. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục đổi mới sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị bền vững hơn cho tất cả các đối tác liên quan.

Tôi muốn một chia sẻ sáng kiến ​​bền vững đang nhận được rất nhiều sự quan tâm và mong đợi trong năm 2020 – đó chính là việc Nhà máy bia HEINEKEN tại Vũng Tàu chính thức hoàn thiện. Không chỉ là một trong những nhà máy lớn nhất của chúng tôi tại Việt Nam, đây còn là nhà máy bia HEINEKEN đầu tiên trong khu vực không phát thải các-bon, sử dụng 100% nhiệt năng và điện năng từ nhiên liệu sinh khối.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động góp phần thay đổi nhận thức và hành vi lái xe sau khi đã uống rượu bia. Tại HEINEKEN Việt Nam, chúng tôi luôn khuyến khích người tiêu dùng uống có trách nhiệm, và sẽ triển khai thêm nhiều chiến dịch “Đã uống rượu bia thì không lái xe” với nhãn hiệu bia cao cấp Heineken®./.

----------------------------------------------------------
Thông tin về HEINEKEN Việt Nam

HEINEKEN Việt Nam là thành viên của Tập đoàn HEINEKEN, một trong những nhà sản xuất bia hàng đầu thế giới. Xuất xứ từ Hà Lan, HEINEKEN là một công ty gia đình với lịch sử hơn 150 năm, sản xuất và phân phối trên 300 nhãn hiệu bia và nước táo lên men tại hơn 190 quốc gia.

Được thành lập vào năm 1991, đến nay HEINEKEN Việt Nam vận hành 6 nhà máy bia tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Tiền Giang và 9 văn phòng thương mại trên khắp Việt Nam.

Từ sự khởi đầu khiêm tốn chỉ với 20 nhân viên, HEINEKEN Việt Nam ngày nay đã trở thành nhà sản xuất bia lớn thứ hai tại Việt Nam với hơn 3.500 nhân viên. Hàng năm, HEINEKEN Việt Nam đều đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 0,9% GDP quốc gia.

Tại Việt Nam, HEINEKEN sản xuất và phân phối các nhãn hiệu bia: Heineken, Tiger, Amstel, Larue, BIVINA, Sol, Desperados, Affligem và nước táo lên men Strongbow.

Năm 2017 và 2018, HEINEKEN Việt Nam được vinh danh là Doanh nghiệp Bền Vững nhất Việt Nam (lĩnh vực sản xuất) bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và là Doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất châu Á, bởi tạp chí HR Asia, một trong những ấn phẩm hàng đầu Châu Á dành cho các chuyên gia quản lý về nhân sự.

----------------------------------------------------------
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Bà Nguyễn Vân Anh
Giám đốc Truyền thông
Công ty TNHH Nhà Máy Bia HEINEKEN Việt Nam
Điện thoại: 028-3822 2755
Email: NguyenVan.Anh@heineken.com

Close video